Tương tác với người Fossa

Fossa được sách đỏ IUCN đánh giá là "loài sắp nguy cấp" kể từ năm 2008, khi quy mô quần thể loài hầu như giảm sút tối thiểu 30% giữa năm 1987 và 2008; đánh giá trước đó bao có "nguy cấp" (2000) và "thiếu số liệu" (1988, 1990, 1994).[2] Loài phụ thuộc vào rừng xanh và vì thế bị đe dọa bởi sự tàn phá rừng bản địa Madagascar trên diện rộng mà còn khả năng tồn tại dai dẳng ở khu vực bị tác động.[9][15] Một hệ đánh dấu vệ tinh hiển vi (những phân đoạn ADN ngắn lặp đi lặp lại chuỗi) được phát triển để giúp hỗ trợ nghiên cứu sức khỏe di truyền và biến động quần thể ở cả Fossa nuôi nhốt lẫn hoang dã.[37] Vài loại mầm bệnh phân lập ra từ Fossa, một số trong đó, chẳng hạn bệnh than và rối loạn ở chó, bị truyền nhiễm từ chó hoặc mèo hoang.[15] Toxoplasma gondii xuất hiện trong Fossa nuôi nhốt năm 2013.[38]

Mặc dù loài được phân bố rộng rãi, chúng hiếm theo địa phương trong tất cả vùng miền, khiến Fossa phần lớn dễ bị tuyệt chủng. Những ảnh hưởng từ chia cắt sinh cảnh gia tăng nguy cơ. Đối với kích thước của loài, thấp hơn mật độ dân số dự đoán, chúng bị đe dọa hơn nữa do bởi rừng biến mất nhanh chóng tại Madagascar và quần thể vượn cáo thoái hóa, chiếm giữ một tỷ lệ cao trong chế độ ăn của chúng. Fossa biến mất, hoặc theo địa phương hoặc toàn bộ, có thể ảnh hưởng đáng kể động lực hệ sinh thái, có lẽ dẫn đến thoái hóa bãi gặm cỏ do một vài loài con mồi của chúng. Tổng quần thể Fossa sống trong khu vực bảo vệ ước đạt thấp hơn 2.500 con trưởng thành, nhưng có thể vượt mức ước tính. Chỉ hai khu bảo tồn được cho chứa 500 hoặc nhiều hơn Fossa trưởng thành là: công viên quốc gia Masoalacông viên quốc gia Midongy-Sud, mặc dù cũng được cho vượt quá ước tính. Thông tin về quần thể quá ít thu thập được theo một phân tích phát triển quần thể chính thức, nhưng ước tính chỉ ra không khu vực bảo vệ nào cấp dưỡng một quần thể phát triển. Nếu điều này đúng, sự tuyệt chủng của Fossa có thể xuất hiện sau 100 năm diễn ra cũng như loài sụt giảm dần. Để loài tồn tại, ước tính cần tổi thiểu 555 km2 (214 dặm vuông Anh) để duy trì quần thể nhỏ hơn, phát triển ngắn hạn và tối thiểu 2.000 km2 (770 dặm vuông Anh) cho quần thể 500 con vật trưởng thành.[28]

Tục kiêng kỵ fady tại Madagascar,[39] đem đến sự bảo vệ cho Fossa và những loài ăn thịt khác.[40] Tại quận Marolambo (một phần khu vực Atsinanana thuộc tỉnh Toamasina), theo truyền thống Fossa bị ghét bỏ và sợ hãi như một con vật nguy hiểm. Mô tả rằng "háu ăn và hung hăng", được biết sẽ săn gia cầm và lợn con, tin rằng "bắt giữ trẻ em đi một mình vào rừng". Một số người không ăn thịt chúng vì sợ rằng chúng sẽ chuyển đặc tính không mong muốn cho bất cứ ai ăn thịt mình.[39] Tuy nhiên, con vật cũng bị săn lấy thịt rừng;[15] một nghiên cứu công bố năm 2009 báo cáo rằng 57% làng mạc (8 trong 14 mẫu) tại rừng Makira ăn thịt Fossa. Con vật thường bị săn bằng súng cao su, với chó, hoặc phổ biến nhất, bằng cách đặt bẫy lưới trên đường đi con vật.[41] Gần công viên quốc gia Ranomafana, Fossa cùng vài loài anh em họ nhỏ hơn và du nhập cầy hương nhỏ Ấn Độ (Viverricula indica), được biết "tìm thịt thối trên thân xác tổ tiên", được chôn ở chỗ vùi xác nông trong rừng. Vì lý do này, ăn thịt con vật bị tục lệ fady nghiêm cấm. Tuy nhiên, nếu chúng đi lang thang vào làng để tìm kiếm gia cầm, con vật có thể bị giết hoặc bị mắc bẫy. Bẫy động vật ăn thịt nhỏ quan sát được gần bãi rào nuôi gà tại ngôi làng Vohiparara.[40]

Fossa thỉnh thoảng được giữ nuôi nhốt trong vườn thú. Loài lần đầu được nuôi nhốt vào năm 1974 tại vườn thú của Montpellier, Pháp. Năm kế tiếp, tại một thời điểm khi chỉ có tám con Fossa trong các vườn thú trên thế giới, vườn thú Duisburg ở Đức thu giữ một con; vườn thú này sau đó bắt đầu một chương trình nhân giống thành công, hầu hết Fossa vườn thú tại kế thừa từ quần thể Duisburg. Nghiên cứu Fossa tại Duisburg cung cấp nhiều dữ liệu sinh học loài.[16]

Fossa được miêu tả thành nhân vật phản diện trong phim hoạt hình DreamWork Madagascar năm 2005, thể hiện chính xác như loài động vật ăn thịt vượn cáo đáng sợ nhất.[42]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Fossa //www.amazon.com/dp/B0006FE92Y //www.amazon.com/dp/B000LPMXS6 http://www.britannica.com/EBchecked/topic/214490 http://discovermagazine.com/2000/apr/featdeadliest http://erikpatel.com/Patel%202005_predation.pdf http://www.google.com/books?id=JgAMbNSt8ikC&pg=PA5... http://www.lynxeds.com/hmw/species-accounts/hmw-1-... http://www.gtoe.de/public_html/publications/pdf/1-... http://www.departments.bucknell.edu/biology/resour... http://www.bucknell.edu/msw3/browse.asp?id=1400044...